Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Hướng dẫn chế xe đạp điện

Như chúng ta đã biết xe đạp điện ( gọi tắt là xe điện) là loại xe đạp đặc biệt dùng acquy để bổ xung năng lượng. Nó gồm hai bánh xe có thể đạp bằng sức người, sức điện hoặc chứa năng bổ trợ.Là phương tiện giao thông cá nhân cơ động dựa trên cơ sở của xe đạp điện trợ lực, được lắp ráp, đồng bộ thêm các phụ kiện: bộ điều tốc,  tay ga, acquy, hệ thông dây điện...
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng kho xe đạp điện nhật bãi  có dịch vụ chuyển từ xe đạp trợ lực sang xe chạy tay ga. Bản chất vẫn là xe đạp hàng nhật bãi thêm một số phụ kiện. Động cơ 24v, xe chạy bằng acquy, quãng đường đi được trên một lần sạc từ 20-25 km ( Quãng đường có thể từ 40-50 km tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng). Xe chạy với tốc độ tối đa khoảng 25 km/h. Đảm bảo chất lượng, có bảo hành. Quý khách có thể yên tâm khi đến với chúng tôi.

Vậy để biến chiếc xe thường thành xe điện bạn cần chuẩn bị những gì?

- Động cơ 3 pha
- Bo khiển điều tốc

- Bộ tay ga
- Nguồn cung cấp điện cho động cơ (Pin hoặc acquy)
- Hộp bình hoặc túi đựng pin hoặc acquy.
- Phụ kiện khác.
Giờ ta đi vào chi tiết chọn từng thiết bị phù hợp nhu cầu và chiếc xe của bạn.
* Động cơ: dùng cho các loại xe điện thường là động cơ 24v, 36v, 48v. Đối với xe đạp, xe thể thao ta nên chọn động cơ 24v hoặc 36v. Trên thị trường hiện nay bạn có thể mua động cơ của xe đạp điện trợ lực của Nhật với ưu điểm độ bền cao, ổn định, không bị ngấm nước. Bạn đang phân vân nên chọn loại động cơ nào?
Động cơ 24v thường lắp vào vành trước của xe và thay thế hoàn toàn trục trước của xe.
Nhược điểm: Động cơ lắp ở bánh trước của xe, dùng lực kéo của vành trước sẽ yếu hơn so với các loại xe điện động cơ lắp ở bánh sau.
Ưu điểm:
- Động cơ lắp ở bánh trước đơn giản hơn so với lắp bánh sau.
- Động cơ lắp bánh sau ta tác động tới bộ líp của xe và bắt xích lại. Đặc biệt khi bạn chế xe thể thao thường, bộ líp lắp bánh sau, lắp động cơ trước không ảnh hưởng bộ líp tầng bánh sau xe. Bạn giữ nguyên lại được chức năng của bộ líp.
- Trong khi sử dụng, nguồn điện bị hết bạn có thể đạp như xe bình thường, đùm motor trước nhẹ nên cảm giác đạp xe không khác nhiều so với xe đạp thường.
Tuy lắp động cơ bánh trước, lực kéo ở bánh trước, nhưng cảm giác điều khiển không khác nhiều so với xe đạp thông thường, tay lái cũng không có cảm giác nặng. Với động cơ 24v tốc độ tối đa có thể đạt được là 25km/h. Tốc độ nhanh mà vẫn đảm bảo an toàn với chiếc xe thường.
Động cơ 36v thông thường lắp bánh sau của xe. Với ưu điểm động cơ công suất lớn, lắp bánh sau dùng tác động lực đẩy bánh sau. Khi đi xe khỏe hơn so với động cơ lắp bánh trước.
Nhược điểm là động cơ lắp bánh sau khá phức tạp và tác động tới líp của xe. Đối với một số dòng xe càng xe sau nhỏ phải cắt bớt líp. Đặc biệt đây là điều rất tiếc với chiếc xe đạp thể thao.
* Bo khiển điều tốc: có các loại bo khiển dùng cho động cơ 24v, 36v, 48v. Dựa vào động cơ đã chọn bạn mua bo khiển cho phù hợp.
* Tay ga: hiện nay trên thị trường có 2 loại tay ga.
- Tay ga báo bình: loại tay ga có đi kèm thiết bị báo dung lượng nguồn điện và khóa bật tắt nguồn điện.
- Tay ga không báo bình: lại tay ga không có thiết bị báo dung lượng và khóa bật tắc nguồn điện đi kèm.

* Nguồn cung cấp điện: nguồn cung cấp hiện nay có hai nguồn pin và acquy
Acquy: xe đạp chế thường sử dụng bình acquy 9ah hoặc 12ah. Acquy có ưu điểm giá thành rẻ, nhưng nhược điểm acquy nặng, tuổi thọ thấp, kích thước cồng kềnh, độ thẩm mỹ thấp khi lắp lên xe.

* Pin: Công nghệ mới thường sử dụng pin lipo. Pin lipo có dung lượng cao dòng xả lớn nên có ưu điểm công nghệ mới, gọn nhẹ, tuổi thọ cao, quãng đường đi dài. Tuy nhiên giá thành cao hơn so với acquy. 
Để hiểu kỹ hơn về pin lipo bạn có thể tìm hiểu ở bài viết: Cấu tạo pin lion

Hộp bình hoặc túi đựng pin hoặc acquy: do là xe chế nên hiện tại trên thị trường có ít sản phẩm có sẵn đựng pin hoặc acquy. Mình xin giới thiệu tới các bạn 3 loại có sẵn sau:
- Vỏ bình nhựa: vỏ bình loại này thiết kế chuyên dụng lắp acquy 9ah, lắp vừa khít 2 bình 9ah. Ưu điểm là thiết kế gọn gàng. Nhược điểm loại bình này thường dùng lắp chuyển đổi xe đạp điện trợ lực Nhật thành xe chạy tay ga acquy vì có khe rộng để bình như hình bên dưới. Còn với xe đạp thường, xe thể thao thường thì không có vị trí để, tính thẩm mỹ thấp.
- Vỏ bình nhôm: vỏ bình này thiết kể nhỏ gọn, chỉ sử dụng nguồn cung cấp là pin. Acquy kích thước lớn không vừa được vỏ bình. Vỏ bình nay có 2 kiểu dạng hình hộp chữ nhật hoặc vỏ bình dạng phích nước.

Vỏ bình dạng hình hộp chữ nhật, các xe chế thường đặt vị trí trên yên xe. vỏ bình dạng phích nước với các xe chế là xe thể thao thường đặt vị trí để bình nước uống trên khung xe.
- Túi đựng pin: Hiện nay trên thị trường có bán túi đựng pin được thiết kế vật liệu chống thấm nước, quanh túi có chống sốc cho pin, túi được thiết kế các lỗ chờ để đấu nối dây. Có vị trí để khiển điều tốc. Với ưu điểm gọn nhẹ, để được ở nhiều vị trí trên xe mà không ảnh hưởng tới thẩm mỹ của chiếc xe. Túi này được nhiều người chế xe lựa chọn sử dụng.
Để hiểu chi tiết hơn về chiếc túi có giải pháp tuyệt vời bạn xem tại đây.
Phụ kiện khác: ngoài ra ta cần chuẩn bị thêm một số phụ kiện khác như dây điện nối động cơ, đèn chiếu sáng, dây thít, băng dính điện, ....

Giờ thiết bị đã đầy đủ ta tiến hành làm mới cho chiếc xe của mình thôi.

                                                                         Bước 1:
 Thay động cơ và đan nan hoa vào bánh xe. Việc thay cần tìm nan hoa đúng kích thước vì động cơ thay cho trục của bánh xe, động cơ to nên ta dùng nan hoa ngắn hơn. Khi tìm được nan hoa đúng kích thước rồi ta tiến hành đan nan hoa vào vành. Mình có thể mang xe và động cơ ra cửa hàng xe thống nhất, họ có phòng sửa xe, công thay và nan hoa mất khoảng 150k. Hoặc bạn có thể mang lên trợ giời, có các cửa hàng nhận làm giá giao động từ 70k đến 100k tùy từng cửa hàng.
Trước khi bắt tay vào bước đấu nối bạn xem qua sơ đồ tổng quan đấu nối. Bo khiển điều tốc như bộ não của chiếc xe. Tay ga, động cơ, nguồn cấp đều đấu nối thông qua trung tâm là bo khiển điều tốc.
Bước 2:
 Đấu nối bo khiển điều tốc với động cơ: Nối 3 dây động cơ và 5 dây mắt trên bo khiển điều tốc với dây
màu tương đồng trên động cơ. Ta làm tương tự với các đầu dây còn lại với tay và và dây nối nguồn. Thông thường vị trí bo khiển được đặt cùng nguồn.
                                                                            Bước 3:
 Đấu nối tay ga với nguồn: Sau khi nối 3 dây đỏ xanh đen trên tay ga nối 3 dây màu tương tự trên khiển ở bước 2. Trên tay ga còn 2 dây trắng và vàng ta tiếp tục nối dây trắng và dây dương của nguồn. Dây vàng là dây khóa nối đồng thời vào mối nối dây cam trên khiển và dây cam trên động cơ.

Bước 4:
Sau khi đấu nối hoàn thành ta tiến hành hoàn thiện chiếc xe. Hãy trang trí chiếc xe thật đẹp và chiêm ngưỡng thành quả của mình.
Sau đây là một số chiếc xe mà chúng tôi tiến hành chuyển đổi thành cho điện cho khách hàng.

Xe đạp điện trợ lực Nhật Panasonic sau khi chế thành xe chạy tay ga


Nếu bạn có nhu cầu chế chiếc xe đạp của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp tốt nhất.
SĐT: 0904542020
Hoặc vui lòng truy cập vào website: http://xedapdien.bike để biết thêm thông tin chi tiết.
Đc: 101 D4 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

0 nhận xét: